Dầm nhà đóng một vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Vậy dầm nhà là gì? Vai trò của mỗi loại dầm là gì và bố trí dầm sao cho hợp với phong thủy. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Munhaus.
1. Dầm là gì? Nhịp của dầm và hệ dầm là gì?
1.1 Dầm là gì?
Trong kỹ thuật xây dựng, dầm là một chùm kết cấu đỡ được sử dụng trong công trình làm giá đỡ ngang chính cho các cấu trúc hỗ trợ các dầm nhỏ hơn
Các dầm thường có tiết diện dầm chữ I gồm hai mặt bích chịu tải được ngăn cách bởi một mạng ổn định, nhưng cũng có thể có hình dạng hộp, hình chữ Z hoặc các dạng khác.
Các dầm thường được sử dụng trong xây dựng cầu.
Dầm thép nhỏ được cuộn thành hình. Dầm lớn hơn (sâu 1 m hay 3 feet trở lên) được chế tạo như dầm bản, hàn hoặc bắt vít với nhau từ các miếng thép tấm riêng biệt (Theo Wikipedia)
Xét về chức năng đối với công trình, dầm được chia thành 2 loại: dầm chính và dầm phụ.
Dầm có cấu tạo khá đơn giản, chi phí chế tác lại thấp nên được sử dụng vô cùng rộng rãi trong công trình xây dựng như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu trục, dầm cầu, …
Nếu dầm chính được đặt theo chiều ngang của ngôi nhà được gọi là dằm chính ngang nhằm nâng đỡ tấm sàn để thêm chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 dầm chính được gọi là nhịp, cách nhau từ 4 đến 6m, mỗi nhịp sẽ được bố trí từ 1 – 3 dầm phụ. Nếu kích thước dầm ngang lớn thì có thể đặt thêm dầm phụ để phân tải lực hợp lý, giảm thiểu sự chịu lực làm uốn cong dầm chính, ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà.
1.2 Nhịp của dầm
Nhịp của dầm là khoảng cách giữa hai dầm chính. Chúng cách nhau từ 4 đến 6m, mỗi nhịp được đặt từ 1 đến 3 dầm phụ. Nếu kích thước dầm ngang lớn hơn thì có thể đặt thêm nhiều dầm phụ để phân chia tải lực hợp lý, giảm sự chịu lực có thể uốn cong dầm chính, ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà.
1.3 Hệ của dầm
Hệ dầm là kết cấu không gian của dầm chính, dầm phụ và được bố trí thẳng góc với nhau. Hệ dầm bao gồm: hệ dầm phổ thông, đơn giản và phức tạp.
- Hệ dầm đơn giản: Là hệ thống dầm mà những dầm được bố trí song song với cạnh ngắn của ô sàn, trong đó bản sàn có nhiệm vụ kê hai cạnh.
- Hệ dầm phổ thông gồm hai hệ dầm đặt vuông góc và song song với hai cạnh của ô bản. Trong đó, bản sàn làm nhiệm vụ kê bốn cạnh.
- Hệ dầm phức tạp thường được sử dụng khi sàn nhà phải chịu tải q>3000 daN/m2. Những dầm trong hệ này được liên kết với nhau theo 3 cách:
- Liên kết chồng: Được sử dụng để làm tăng chiều cao kiến trúc của hệ sàn, những bản sàn chỉ được kê lên hai cạnh nên khả năng chịu lực không cao.
- Liên kết bề mặt: Tùy vào mục đích sử dụng mà liên kết bề mặt sẽ được dùng để giảm chiều cao kiến trúc hệ sàn hoặc tăng chiều cao của dầm. Những bản sàn được kê lên bốn cạnh nên khả năng chịu lực và độ cứng của sàn sẽ cao hơn.
- Liên kết thấp: Những bản sàn chỉ được kê lên hai cạnh nên khả năng chịu lực và độ cứng của sàn không cao.
2. Phân biệt các loại dầm phổ biến
2.1 Dầm chính và dầm phụ
Thể hiện ngay từ tên gọi, dầm chính có kích thước lớn nhất, thường được bắc qua các cột và gác chân của các cột, vạch để chịu lực chính và nâng đỡ sàn. Hiểu một cách đơn giản, càng chịu lực nhiều thì đó sẽ gọi là dầm chính.
Còn dầm phụ có kích thước nhỏ hơn, đóng chức năng hỗ trợ để chia sẻ tải trọng với dầm chính. Dầm phụ sẽ có lực uốn vừa phải để giảm bớt áp lực giúp dầm chính. Để xác định rõ hơn 2 loại dầm này, bạn có thể dựa trên kích thước, độ cứng của chúng.
Xét về vị trí, dầm chính sẽ được đặt ngang hoặc đặt dọc, dùng để nối liền với 2 đầu cột để gác lên vách tường hoặc chân cột. Còn dầm phụ sẽ được thiết kế vuông góc với dầm chính để làm giằng, đặt lên tường logia hoặc nhà vệ sinh. Số lượng dầm chính khá nhiều, giữa 2 dầm chính sẽ có 1 dầm phụ.
Để gia tăng khả năng chịu lực, dầm phụ sẽ đặt ở trên dầm chính. Nguyên tắc truyền lực sẽ từ dầm phụ truyền xuống dầm chính, dầm chính truyền xuống cột, cột truyền xuống móng và từ móng truyền lực hoàn toàn xuống nền đất. Như vậy, kết cấu của công trình sẽ được giữ vững và ổn định sau những rung chấn và tác động lực.
Dầm chính và dầm phụ đều là những bộ phận không thể thiếu để kiến thiết nên công trình. Chính vì vậy, hãy tìm đến các kiến trúc sư giàu kinh nghiệm để khảo nghiệm thực tế công trình và thiết kế số lượng dầm sao cho hợp lý. Việc này sẽ giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng và tối ưu chi phí khi thi công.
2.2 Dầm thép và dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép được chế tạo từ đá, cát, xi măng, nước và cốt thép theo tỷ lệ nhất định. Dầm bê tông cốt thép thường có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Cốt thép trong dầm bê tông có khả năng chống lại lực cắt, uốn hoặc xoắn thanh dầm.
Dầm thép được chế tạo hoàn toàn bằng thép, liên kết với cột và những cấu kiện khác bằng mối hàn hoặc bu lông. Dầm thép được sử dụng rộng rãi trong kết cấu nhà xưởng, nhà tiền chế, kho bãi,… Hiện nay, có một số loại dầm thép được sử dụng phổ biến trên thị trường là: dầm thép có tiết diện chữ Z, chữ I, chữ U,…
2.3 Dầm bo
Dầm bo là dầm để bo một cái gì đó như: dầm bo tường vây, dầm bo sàn,… liên kết với những cấu kiện thành một chu vi khép kín.
- Dầm bo tường vây thường liên kết những tấm tường vây với nhau để phân bố lực đều vào các tấm tường.
- Dầm bo sàn giúp tăng độ cứng cho sàn.
- Dầm bo thường ít chịu uốn, chỉ chịu tải trọng kéo nén.
2.4 Tên gọi một số loại dầm phổ biến khác
– Dựa trên sơ đồ kết cấu:
- Dầm đơn giản
- Dầm liên tục
- Dầm có mút thừa
- Dầm console
– Dựa trên công dụng
- Dầm sàn
- Dầm cầu
- Dầm cầu chạy
- Dầm cửa van
– Dựa trên hình dáng
- Dầm thép chữ I
- Dầm thép chữ U
- Dầm thép chữ V
- Dầm thép chữ H
- Dầm thép chữ L
- Dầm thép chữ Z
- Dầm thép chữ C
- Dầm chữ nhật
3. Kinh nghiệm bố trí dầm nhà
Sau khi hiểu rõ được vai trò của dầm chính dầm phụ là gì, bạn cũng cần biết thêm về nguyên tắc bố trí dầm nhà sao cho phù hợp và chuẩn kỹ thuật. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích cho quá trình thiết kế và thi công.
Đường kích của dầm dọc: Đường kính của cốt thép dầm nên giao động trong khoảng 12 – 25mm, dầm chính tối đa 32mm, không nên chọn hơn 3 loại dầm kích thước khác nhau để tránh xung đột khả năng chịu lực.
Lớp bảo vệ dầm:
- Cốt thép chịu lực: Bản và tường chiều dày từ 100m trở xuống Co=10mm – 15mm. Chiều dày > 100mm thì Co=15mm – 20mm. Dầm và sườn có chiều cao < 250mm thì Co=15mm (20mm), từ 250mm trở lên thì Co= 20mm
- Cốt thép cấu tạo và cốt thép đai: Độ cao tiết diện < 250mm thì Co=10mm (15mm), từ 250mm trở lên thì Co= 15mm
Khoảng hở yêu cầu của cốt thép dầm: Khoảng hở của 2 đầu cốt thép phải lớn hơn đường kính của cốt thép lớn, bố trí cốt thép thành nhiều hàng, không để cố thép hàng trên vào khe hở của hàng dưới.
Nguyên tắc giao nhau: Đặt cốt thép phía trên dầm thành 2 hàng với khoảng cách đủ để cốt thép phía trên của dầm chính nằm giữa 2 hàng đó.
4. Lưu ý về phong thủy khi bố trí dầm nhà
Trong văn hóa của người phương Đông, phong thủy rất quan trọng. Nếu ngôi nhà được bố trí tốt sẽ đem lại tài lộc cho gia chủ. Kể cả việc sắp xếp đồ đạch hoặc bố trí dầm nhà cũng nên tuân thủ theo nguyên tắc này. Bạn cần tránh đặt ở các vị trí sau:
- Trên giường ngủ: Khiến người ngủ cảm thấy bị mệt mỏi, nặng nề
- Trên bếp, bàn ăn: Sẽ làm mất đi may mắn, tài lộc của gia chủ
- Trên thẳng bàn học: Gây mất tập trung, giảm khả năng sáng tạo
- Trên bàn thờ: Không tốt cho tài lộc và hạnh phúc gia đình
Cách thay đổi:
- Nếu trần nhà của bạn cao, hãy làm thêm 1 lớp trần giả để che đi phần dầm xà phía trên
- Lắp thêm bóng đèn trên trần để tạo hiệu ứng ngôi nhà cao hơn
- Thay đổi màu sắc các xà ngang sàng hơn
- Dùng các vật nhỏ xinh, sáng màu để tạo không gian ấm áp, sáng sủa cho ngôi nhà
Hy vọng bài viết trên của xây dựng Munhaus có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về dầm nhà là gì? Phân biệt các loại dầm nhà phổ biến và cách bố trí dầm nhà sao cho hợp phong thủy.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 0876 02 8866
Email: cskh.munhaus@gmail.com
Địa chỉ:
- Trụ sở chính: Số 6, ngách 460/44 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Chi nhánh Hải Phòng: Lô B6 01 KĐT Hoàng Huy Mall, Kênh Dương, Lê Chân, Hải Phòng