Khoảng cách Bố trí thép đai cột phù hợp trong xây dựng

Bê tông là một trong những vật liệu được sử dụng rất nhiều trong xây dựng hiện nay, do độ bền và khả năng chịu lực của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không phá hủy được. Cấu trúc bê tông dễ bị ảnh hưởng bởi các loại hư hỏng khác nhau từ nứt tới ăn mòn. Đây là lúc thép đai cột xuất hiện để đảm bảo khả năng chịu lực cắt trong cấu kiện bê tông.

1. Thép đai cột là gì?

Thép đai cột chính là phần thép vòng quanh những thanh thép dọc để tăng cường khả năng chống lại lực cắt trong cấu kiện bê tông. Chúng đồng thời cũng liên kết các cốt thép chịu lực và cốt thép cấu tạo lại thành khung cố định, từ đó tăng cường độ dẻo, độ cứng và độ bền của kết cấu bê tông.

Thép đai cột
Thép đai cột

2. Chức năng của thép đai cột

Thép đai cột thực hiện 4 chức năng chính:

  • Chịu một phần lực cắt theo hệ số uốn.
  • Ngăn cản sự phát triển của các vết nứt chéo.
  • Cố định các thanh thép dọc.
  • Cung cấp một số giới hạn cho bê tông trong vùng chịu nén nếu các cốt đai ở dạng liên kết kín.

Để hiểu được chính xác chức năng chính của thép đai cột, trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu qua các lực mà bê tông phải gánh chịu.

Thứ nhất, bê tông phải gánh chịu lực ép từ hai đầu cột về phía tâm và thứ hai là lực kéo, kéo kết cấu ra xa nhau dọc theo chiều dài của cấu kiện bê tông. Bê tông có thể chịu được lực ép khá tốt nhờ các thanh thép dọc chịu lực.

Tuy nhiên, bê tông có thể bị nứt khi lực kéo vượt quá khả năng chịu lực của nó. Khi đó, các thanh thép đai cột sẽ có tác dụng chống lại lực kéo và tránh các vết nứt lan rộng.

Thép đai cột có tác dụng chống lại lực kéo
Thép đai cột có tác dụng chống lại lực kéo dẫn đến nứt khối bê tông

3. Khoảng cách bố trí thép đai cột phù hợp

Khoảng cách bố trí thép đai cột phù hợp
Khoảng cách bố trí thép đai cột phù hợp

Trong cột, bê tông chủ yếu sẽ có khả năng chịu nén và căng với lực cắt tác dụng lên trên Q nhỏ hơn với điều kiện: Q ≤ k1 k0. Vì thế, nên bố trí cốt thép bên trong cột dựa vào các cấu tạo như trên. 

Khoảng cách bố trí thép đai cột từ cốt theo tới gần đầu cột, móng tới ¼ nhịp. Nhìn chung nó sẽ dần dày hơn. Ở đoạn giữa thì ít đặc hơn nhưng vẫn nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép là được.

  • Tại các cấu kiện bê tông cốt thép thường sẽ có khoảng cách đai thép không quá lớn từ 250 – 300mm. 
  • Cấu kiện bê tông đặc, bản sườn chiều cao nhỏ hơn 300mm và bản dầm chiều cao nhỏ hơn khoảng 150mm, thì không cần đặt cốt thép đai.
  • Cấu kiện bê tông đặc có bản sườn chiều cao >300mm và bản dầm chiều cao >150mm. Bạn có thể đặt cốt théo ngang với khoảng cách 400 – 500mm.
  • Cấu kiện chịu nén lệch tâm, cấu kiện chịu uốn có khoảng cách giữa các đai sẽ không vượt quá 15d (d là đường kính cột thép dọc) với khoảng 400 – 500mm.

Và trong quá trình thi công, người ta thường sẽ không tính toán cốt đai trong sàn. Bởi lẽ, lực cắt bên trong sàn nhỏ, bê tông có đủ khả năng chịu cắt tốt.

Trên đây, Munhaus đã cung cấp cho bạn một vài thông tin về thép đai cột và khoảng cách bố trí thép đai cột. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp các bạn ứng dụng tốt những kiến thức này vào trong những công trình thực tế.

Tham khảo thêm: Cách đan sắt dầm móng nhà đảm bảo đúng kỹ thuật

Munhaus Design

Công ty Cổ Phần Kiến trúc và Nội thất Munhaus được thành lập vào năm 2020 bởi nhà thiết kế trẻ Nguyễn Duy Hải với hơn 10 năm kinh nghiệm. Munhaus ra đời nhằm thoả mãn đam mê được làm nghề cũng như góp phần hỗ trợ, cải thiện, nâng cấp thẩm mỹ không gian sống của mọi nhà. Là một người thuộc thế hệ trẻ, nên những công trình của Munhaus sẽ mang hơi thở của thời đại mới, bên cạnh đó vẫn gìn giữ, phát huy những giá trị xưa cũ.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn
0876 02 8866